Đối với sàn tầng trệt có độ ẩm cao, hoặc sàn lót gỗ nên chống thấm như thế nào?Thường nhà vệ sinh hay thấm ngay những vị trí hộp gen, phễu thu ta phải xử lý như thế nào?Đối với mái ngói nên dùng loại sơn gì? Mục đích?
Đối với sàn tầng trệt có độ ẩm cao, hoặc sàn lót gỗ nên chống thấm như thế nào?
- Nên chống thấm 2 lớp Saito cho sàn, và quét chân len tường cao 20cm trước khi lót sàn.
Thường nhà vệ sinh hay thấm ngay những vị trí hộp gen, phễu thu ta phải xử lý như thế nào?
- Do áp lực nước trong ống khi sử dụng nước nên lớp bêtông không bám chắc vào ống nhựa, nên khi bịt các vị trí ống xuyên sàn ta dùng chất chống thấm Saito để trộn vào bêtông đá mi, lưu ý: dùng chất chống thấm Saito thay toàn bộ nước trộn bêtông và đá mi
- Sau khi đổ xong lớp bêtông đá mi có trộn chất thấm Saito vào rồi thì 7-10 ngày sau chúng ta quét tiếp 2 lớp chống thấm Saito Sàn cho toàn sàn vệ sinh.
- Lớp bêtông này có tác dụng tăng mác, biến dẻo cho bêtông, tăng độ bám dính vào ống nhựa.
Đối với mái ngói nên dùng loại sơn gì? Mục đích?
- Đối với mái dốc: trước khi dán ngói trên bêtông nên chống thấm cho mái bêtông bằng 2 lớp chống thấm Saito
- Mục đích: ngăn không cho nước mưa ngấm vào bên trong bêtông.
- Đối với mái ngói khung kèo: nên dùng sơn chống thấm Saito theo màu yêu cầu kiến trúc
- Mục đích: giúp ngăn ngừa mái ngói không bị rêu mốc trong quá trình sử dụng. Đồng thời chống thấm để làm giảm tải trọng của mái ngói khi trời mưa (ngói không ngậm nước).